Vòng bảng của FIFA World Cup 2022 đã chính thức khép lại và nhà ĐKVĐ châu Phi Senegal cùng với Maroc sẽ là đại diện của châu Phi lọt vào vòng Knock-out trong khi đại diện của châu Á sẽ gồm Nhật Bản, Australia cùng với Hàn Quốc.

    Nếu không tính đến liên đoàn của các đội kể trên thì những đội tuyển này không đem lại nhiều mối đe dọa, tuy nhiên hành trình của họ thật đáng kinh ngạc. Bài viết này sẽ cố gắng phân tích những màn trình diễn của họ và hiểu rõ hơn cách mà họ lọt vào vòng 16 đội.

    Senegal

    Senegal nằm cùng bảng với Hà Lan, Ecuador và nước chủ nhà Qatar. Trong khi Hà Lan đáp ứng được kỳ vọng của người hâm mộ và các chuyên gia bóng đá trên toàn thế giới khi lọt vào vòng trong với tư cách là đội nhất bảng, thì Senegal đã phải trải qua một trận đấu đầy khó khăn trước Ecuador để giành lấy vị trí thứ hai.

    Biểu tượng bóng đá quốc gia Senegal, Sadio Mane gặp phải chấn thương một tuần trước giải đấu khi đang thi đấu cho CLB Bayern Munich và anh được chuẩn đoán sẽ không thể cùng “Những chú sư tử Teranga” tham dự kỳ World Cup lần này. HLV Aliou Cisse chắc chắn sẽ phải nghiên cứu lại chiến thuật sau sự cố đáng tiếc đó.

    Có thể nói rằng tinh thần của toàn đội đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Sadio Mane đã gây ấn tượng trong năm nay và anh chỉ kém Karim Benzema trong cuộc đua danh hiệu Quả bóng vàng 2022 khi kết thúc ở vị trí Á quân. Anh là nhân tố chủ chốt dẫn dắt đội tuyển đến với giải đấu năm 2022, giải đấu chứng kiến Senegal bất chấp mọi khó khăn để lọt vào vòng tứ kết World Cup.

    Đây là một tình huống khá đặc biệt đối với Cisse, nhà cầm quân này đã phải sắp xếp lại chiến thuật đáng tin cậy từng giúp Senegal giành chiến thắng. Từ sơ đồ 4-3-3 chuyển thành 4-2-3-1 để củng cố hàng tiền vệ khi không có được sự phục vụ của Mane. Tuy nhiên, sơ đồ này lại đem đến lợi thế cho Hà Lan trong trận đấu mở màn, đại diện châu Âu đã cho thấy sức mạnh ở những pha tranh chấp khu vực giữa sân.

    Đọc:  GUARDIOLA SẼ CÙNG ERLING HAALAND GÂY BÃO TẠI CHÂU ÂU MÙA GIẢI TỚI NHƯ THẾ NÀO?

    Cuối cg, đội tuyển châu Phi đã rút ra kinh nghiệm sau trận đấu đó và sửa sai kịp thời để giành chiến thắng trong hai lượt trận còn lại, đồng thời thiết lập một cuộc đối đầu hấp dẫn trước đội tuyển Anh.

    Australia

    Đội tuyển Úc đã không thể lọt vào vòng 16 kể từ sau năm 2006 và khi giải đấu lớn nhất hành tinh khởi tranh, không có dấu hiệu nào cho thấy FIFA World Cup 2022 sẽ có sự khác biệt.

    Nằm cùng bảng với Pháp, Đan Mạch và Tunisia, tuyển Australia được dự đoán sẽ kết thúc bảng đấu ở vị trí cuối cùng hoặc nếu tốt hơn sẽ là vị trí thứ ba. Tuy nhiên, họ không chỉ phá bỏ những nhận định đó mà còn tạo ra một trong những kết quả gây sốc nhất giải đấu khi đánh bại Đan Mạch, đội tuyển được mệnh danh là ngựa ô tại World Cup.

    Có thể lập luận rằng Tunisia đã phạm sai lầm khi đối đầu với Australia nhưng điều đó đồng thời cho thấy đại diện châu Á hiểu rõ vị trí của mình trong bảng đấu và khả năng tập trung biến điểm yếu của họ thành sức mạnh.

    Australia thi đấu tệ hơn đối thủ trong cả ba lượt trận của bảng D, tạo ra ít cú sút và đường chuyền hơn, cầm bóng ít hơn và xâm nhập vào vòng cấm ít hơn. Tuy nhiên, họ tập trung vào sự hiệu quả và đảm bảo củng cố hàng thủ vững chắc nhất có thể.

    Thất bại 1-4 trước nhà ĐKVĐ không có gì xấu hổ vì trận đấu có thể còn tội tệ hơn nhiều. “Những chú Kangaroo” đã chứng minh rằng họ không phải may mắn khi góp mặt ở các kỳ World Cup bằng cửa hẹp (tiến vào giải đấu sau khi vượt qua vòng play-off) và hiện họ đã có cơ hội đối đầu với Argentina với hy vọng tạo ra bất ngờ tại vòng 16.

    Đọc:  Premier League sa thải: Phản ứng hay một bước đi đúng hướng?

    Nhật Bản

    Nhật Bản được xếp cùng bảng với Tây Ban Nha, Đức và Costa Rica ở một trong hai bảng đấu tử thần của giải đấu. “Samurai xanh” được kỳ vọng sẽ tiếp tục với lối chơi mà họ đã phát triển trong sáu giải đấu trước đây của họ.

    Kể từ lần góp mặt đầu tiên vào năm 1998, Nhật Bản đã xuất hiện ở mỗi kỳ World Cup kể từ đó. Tuy nhiên, thành tích của họ được luân phiên khi cứ một kỳ họ dừng lại ở vòng bảng thì kỳ sau đội tuyển xứ sở hoa Anh đào lại lọt vào vòng 16. Giải đấu gần nhất năm 2018 chứng kiến họ lọt vào vòng 16 và nếu đúng theo quy luật, năm 2022 được cho là năm mà “Samurai xanh” bị loại từ vòng bảng.

    Điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn khi họ được xếp cùng bảng với Tây Ban Nha và Đức, hai đội tuyển thuộc năm ứng cử viên hàng đầu giành chức vô địch vào tháng 12.

    Nhật Bản mở màn bằng một chiến thắng thuyết phục trước Đức, để thua sát nút trước Costa Rica và một lần nữa tạo ra bất ngờ trước Tây Ban Nha để đứng đầu bảng E với cách biệt hai điểm, trong khi các ứng cử viên Tây Ban Nha và Đức lần lượt kết thúc ở vị trí thứ hai và thứ ba.

    Chiến thuật của tuyển Nhật Bản rất đơn giản: tấn công đối phương bằng một đòn phản công hiệu quả đến mức khiến đối thủ không kịp chống đỡ trong một thời gian ngắn và quy trình đó được lặp lại cho đến khi bàn thắng được ghi. Động lực của họ cũng rất đơn giản: từng là anh cả của bóng đá châu Á nhưng trải qua giai đoạn sa sút và họ đang muốn khẳng định lại vị thế của mình.

    Đọc:  Xếp hạng 10 tiền vệ hàng đầu của Premier League mọi thời đại

    Giờ đây, Nhật Bản có cơ hội làm điều tương tự trước Croatia ở vòng 16 và trái với suy nghĩ của nhiều người, đại diện châu Á đang ở một vị thế mạnh hơn để làm được điều đó.

    Maroc

    “Những chú sư tử Atlas” là câu chuyện của giải đấu nhưng những khán giả ít theo dõi họ sẽ ngạc nhiên về cách mà đội tuyển này đã thi đấu cho đến nay.

    Maroc là đại diện châu Phi có phong độ cao nhất và chỉ xếp sau Senegal khi “Những chú sư tử Teranga” giành được chức vô địch Cúp bóng đá châu Phi vào tháng Giêng năm 2022. Họ đã có một số xích mích nhỏ với HLV trước đây, một người rất kỷ luật nhưng lại không được lòng của nhiều thành viên trong đội cũng như người hâm mộ.

    Và Maroc đã tự đặt mình vào một tình thế khá đặc biệt khi đánh liều sa thải HLV cũ và bổ nhiệm một cựu tiền vệ của họ, Walid Regragui chỉ hai tháng trước thềm giải đấu. Tân HLV Regragui nhanh chóng cân đối đội hình, hàn gắn những cầu thủ bị ghẻ lạnh trong đội và tạo nên một tập thể đoàn kết cho thấy tất cả họ đều thi đấu vì nhau.

    Điều đó đã giúp đại diện châu Phi mang đến một thứ bóng đá đồng đều nhất từ trước đến nay tại giải đấu. Họ làm rất tốt trong khâu tấn công cũng như phòng ngự, và mọi thành viên trong đội đều có sự thay đổi lớn để đảm bảo mục tiêu chung là vượt qua vòng bảng.

    Giờ đây, Maroc sẽ đối đầu với Tây Ban Nha trong một trận cầu mang đậm tính chính trị và lịch sử bóng đá. Động lực của toàn đội tại giải đấu chưa bao giờ cao hơn lúc này.

    Share.
    Leave A Reply